Vững tay nghề - Giỏi chuyên môn - Sáng tâm đức

Vì sao VN cần giáo dục khai phóng và cải cách đại học?

Gần đây, giáo dục Việt Nam xuất hiện thêm nhiều cuộc thảo luận, trong đó có các nội dung về nội hàm của giáo dục khai phóng, đi tìm triết lý giáo dục, minh định vai trò của giáo dục đại học trong một nền giáo dục cải cách.

Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm với nhà nghiên cứu này hôm 03/3/2019.

Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ (AAC&U) đã đưa ra định nghĩa về Giáo dục khai phóng như sau: “Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận học tập tạo năng lực và chuẩn bị cho từng cá thể người học ứng phó với sự phức tạp, đa dạng và thay đổi. Nó cung cấp cho người học một nền kiến thức bao quát về thế giới rộng lớn (khoa học, văn hóa và xã hội) đồng thời đi sâu nghiên cứu một lĩnh vực quan tâm xác định.

Giáo dục khai phóng giúp người học phát triển ý thức, phân tích và giải quyết vấn đề

Giáo dục khai phóng giúp người học phát triển ý thức về trách nhiệm xã hội cũng như tri thức khả dụng mạnh mẽ và các kỹ năng thực tiễn như giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề, cũng như thể hiện một năng lực áp dụng kiến thức và kỹ năng vào đời sống thực tế”.

Đối với chương trình đào tạo đại học, có hai xu hướng phổ biến là xu hướng Giáo dục khai phóng như trên, để hình thành những con người toàn diện có tầm nhìn, có năng lực tư duy và tình cảm nhân văn (con người-mục đích); và xu hướng thực dụng đào tạo con người gắn với một nghề nghiệp xác định (con người-công cụ).

Trong lịch sử phát triển của mình, mục tiêu của giáo dục đại học dường như dao động giữa hai trạng thái nêu trên. Cho đến các thập niên đầu của thế kỷ 21, trên toàn cầu xu hướng Giáo dục khai phóng đã trở lại một cách mạnh mẽ.

Vì lẽ, một là, công nghệ mới làm cho xã hội biến đổi nhanh chóng, cần một tầm nhìn rộng lớn mới định hướng được cuộc sống, như cần la bàn để đi biển.

Hai là, người ta ngày càng nhận ra sự cần thiết của các “kỹ năng mềm” (khả năng giao tiếp, óc phê phán, tổng hợp và phân tích). Ba là, do vòng đời công nghệ quá ngắn, thế kỷ 21 không đảm bảo có một nghề nghiệp ổn định: thị trường nhân lực rất đa dạng và đầy biến động. Chương trình đào tạo chuyên môn hẹp không thích hợp với nền kinh tế tri thức đòi hỏi kiến thức rộng liên ngành và năng lực đổi mới.

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, giáo dục đại học Việt Nam tất yếu phải hòa vào dòng chảy chung của giáo dục đại học thế giới, do đó có dấu hiệu Giáo dục khai phóng phục hồi. Các trường đại học hiện đại nhất ở Việt Nam, như Đại học Fulbright và Đại học Việt – Nhật đã mở đầu tuyên bố áp dụng Giáo dục khai phóng trong chương trình đào tạo của mình. Tôi nghĩ xu hướng này sẽ lan tỏa ra các trường đại học khác, vì không thể nào khác nếu muốn đào tạo sinh viên thành những công dân toàn cầu trong thời đại mới.

Vấn đề đau đầu nhất

GS. Lâm Quang Thiệp: Tôi nghĩ, đối với giáo dục phổ thông, có lẽ vấn đề khó nhất là làm sao thực sự thay đổi mục tiêu và phương pháp giáo dục, từ xu hướng nhồi nhét kiến thức biến học sinh thành con người vâng lời thụ động thành con người biết suy nghĩ, chủ động, sáng tạo.

Đối với giáo dục đại học và nghề nghiệp, có lẽ cần quyết tâm xây dựng thành một hệ thống nhất quán, liên thông, phục vụ mục tiêu đào tạo nhân lực trình độ cao, không để tình trạng cát cứ, phân tán như hiện tại.

Triết lý giáo dục cho một nền giáo dục quốc gia là rất cần thiết. Tuy nhiên đối với Việt Nam cho đến nay vấn đề này vẫn còn bị treo lơ lửng. Có lẽ do những định hướng lớn hơn của hệ thống. Trước mắt, tôi nghĩ có thể dựa vào triết lý về học tập chung của UNESCO: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người.

Nguồn:  BBC Tiếng Việt

 

 

 

 

LIÊN KẾT NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hôm nay Hội xuân Giáp Thìn & Ngày hội việc làm năm 2024 đã chính...
Chiều ngày 03/01/2024, đội bóng đá trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có...
Ngày 14/12/2023, trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có 2 sinh viên xuất...