Vững tay nghề - Giỏi chuyên môn - Sáng tâm đức

320.000 thí sinh không xét tuyển: Đại học không phải con đường duy nhất.

(Dân Trí) – 1/3 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã không đăng ký nguyện vọng vào đại học. Theo các chuyên gia, hiện tượng này là bình thường khi học phí đại học tăng cao và xu hướng học nghề phổ biến.

Chọn học nghề để rút ngắn thời gian và tiết kiệm tiền bạc?

Tối 23/8, Bộ GD&ĐT cho biết trong thời gian mở lại hệ thống hỗ trợ thí sinh đăng ký nguyện vọng (từ ngày 22/8 đến 17h ngày 23/8), đã có thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng và khoảng 75.000 em điều chỉnh nguyện vọng.

Trước đó, thống kê đến thời điểm 17h ngày 20/8 cho thấy có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng trên tổng số 941.759 thí sinh đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT; có trên 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống (chiếm 34,6% trên tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển).

Như vậy sau khi đã bổ sung số liệu mới nhất, vẫn còn trên 320.000 thí sinh không nhập nguyện vọng.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, số học sinh không đăng ký nguyện vọng đại học là những người đã lựa chọn đi du học, hoặc không đủ năng lực, thiếu điều kiện tài chính để theo học đại học.

Các nhà giáo dục nghề nghiệp cũng đã dự báo hiện tượng học sinh bỏ đại học để đi học nghề sẽ xảy ra khi hàng loạt trường đại học quyết định tăng học phí ở mức rất cao từ năm học 2022-2023.

Với mức học phí chỉ khoảng 10 triệu đồng/năm cho chương trình học trung cấp/cao đẳng, vài triệu đồng khóa nghề sơ cấp thì hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang chiếm ưu thế khá lớn so với mức học phí hàng trăm triệu đồng/khóa khi học đại học.

Luôn có nhiều con đường khác dẫn đến thành công.

Z3644546104321 8b722491f03cfc94f50b44cf67d8e543
Thầy Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch hội GDNN TP.HCM – Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực

Theo ông Trần Anh Tuấn, hiện đại học không còn là con đường duy nhất để thành công như ngày xưa. Học nghề đang chiếm lợi thế khi cử nhân đại học ra trường khó tìm việc làm hơn người học trung cấp, cao đẳng.

Với hơn 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực nhân lực, ông Trần Anh Tuấn đánh giá thị trường hiện nay đòi hỏi người lao động phải được đào tạo chuyên nghiệp, đạt chất lượng cao mới có thể cạnh tranh vị trí việc làm, đi đến thành công nghề nghiệp.

Z3673038059022 93316dabf683b50a4caa7c3314d78bbd
Sinh viên BKC tham quan, kiến tập tại Singapore

Rất nhiều người đang hiểu sai giữa bằng cấp và giá trị hành nghề. Bằng cấp là một yếu tố quyết định thành công nhưng không phải là quan trọng nhất. Yếu tố quyết định thành công trong thị trường lao động là phải chuyển hóa được những gì mình học thành kỹ năng nghề nghiệp, làm tốt và áp dụng được những gì mình học vào thực tế.

Theo ông, dù học cấp bậc nào thì tất cả mọi người đều phải bước vào thị trường lao động. Khi đó, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá năng lực là giá trị nghề nghiệp, giá trị hành nghề chứ không phải là bằng cấp.

Theo dantri.com.vn

 

LIÊN KẾT NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thời gian vừa qua Chuyến xe hướng nghiệp BKC đã đi đến gặp gỡ các...
Trong buổi Lễ Tốt nghiệp Cao đẳng khóa 2 niên khóa 2021 – 2024, TS....
BKCO – Đồng hành cùng các tân khoa tại Lễ tốt nghiệp 2024 của trường...