Vững tay nghề - Giỏi chuyên môn - Sáng tâm đức

Cuộc thi Startup Kite 2021 “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp”

BKC phát động sinh viên tham gia cuộc thi Startup Kite 2021 “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp”. Hiểu một cách đơn giản thì “Startup Kite” là cuộc thi lớn có quy mô trên toàn quốc do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phát động.

Cuộc thi năm nay có chủ đề KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THỜI ĐẠI 4.0. Cuộc thi Startup Kite 2021, hướng tới các ý tưởng và dự án có tính ứng dụng cao khoa học công nghệ. Đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ nhằm chăm sóc phục vụ đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật.

1. Mục đích của cuộc thi:

– Khẳng định tầm quan trọng trong việc khởi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.

– Ươm mầm và truyền cảm hứng kinh doanh, ý tưởng sáng tạo.

– Tạo điều kiện để sinh viên học hỏi được kiến thức thực tiễn.

– Trải nghiệm và đúc kết kinh nghiệm thực tế, tìm ra con đường lập nghiệp.

2. Đối tượng tham gia cuộc thi:

– Sinh viên đang theo học tại Trường Cao Đẳng Bách Khoa Sài Gòn

– Các em có thể đăng kí dự thi theo hình thức cá nhân hoặc một nhóm (một nhóm không quá 5 người dự thi).

– Các em có thể đăng kí nhiều ý tưởng và nhiều dự án khởi nghiệp cùng một lúc.

3. Quy định dự thi

3.1. Bài dự thi

** Hình thức trình bày:

– Hồ sơ dự thi được trình bày bằng Tiếng Việt, đánh máy và in trên khổ A4, cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman.

– Nội dung dự thi được trình bày thành dự án.

– Sản phẩm mẫu, mô hình, ảnh hoặc các Video minh họa (nếu có).

** Hồ sơ dự án dự thi:

– Bản thuyết minh dự án. Đối với dự án có nhiều người tham gia, bản thuyết minh cần nêu rõ các ý tưởng nào của ai và vai trò, phân công của từng thành viên trong đội/nhóm đối với dự án.

– Bài thuyết trình (không quá 5 phút) dùng để báo cáo trước các giám khảo (bao gồm cả video clip). (Có mẫu chi tiết hồ sơ kèm theo)

– Sản phẩm mẫu gửi kèm theo bằng ảnh hoặc video clip (nếu có)

– Mỗi thí sinh tham gia dự thi phải có thẻ học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp phát (một bản gốc và một bản photo, sau khi kiểm tra Ban tổ chức sẽ lưu lại bản photo thẻ Học sinh, sinh viên) và 01 ảnh (3 x 4cm) để trong một phong bì ảnh riêng có ghi rõ họ và tên phía sau (để làm thẻ dự thi).

3.2. Nội dung thi:

– Chủ dự án, ý tưởng trình bày trước Ban giám khảo về nội dung dự án, ý tưởng của mình, ý nghĩa xã hội (nếu có), các sản phẩm, phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh và trả lời các câu hỏi từ giám khảo.

– Mỗi thí sinh/đội, nhóm thí sinh có tối đa 15 phút để dự thi, trong đó có 05 phút thuyết trình dự án và 10 phút để trả lời các câu hỏi từ Ban giám khảo. Thí sinh có thể sử dụng clip hoặc trình chiếu để nâng cao hiệu quả bài thi.

4. Thời gian và hình thức tổ chức cuộc thi:

Cuộc thi được tổ chức thành 3 vòng: Vòng sơ tuyển, vòng bán kết và vòng chung kết.

4.1. Vòng sơ tuyển

– Thời gian tổ chức: Từ tháng 5 đến hết ngày 31/8/2021.

– Địa điểm tổ chức: Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.

– Hình thức tổ chức: Tổ chức online hoặc offline do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ trì thực hiện.

4.2. Vòng bán kết

– Thời gian tổ chức: Tháng 9 đến tháng 10 năm 2021 (Thời gian thi cụ thể của từng thí sinh/đội thí sinh sẽ được Ban tổ chức thông báo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

– Địa điểm tổ chức: Tại Hà Nội (các thí sinh/đội thí sinh có thể đăng ký thi online hoặc offline).

– Hình thức tổ chức: Tổ chức thi online và offline.

4.3. Vòng chung kết

– Thời gian tổ chức: Tháng 10 đến tháng 11 năm 2021

– Địa điểm tổ chức: Dự kiến tại miền Trung

– Hình thức tổ chức: Tổ chức thi offline

5. Tiêu chí chấm điểm:

– Tính mới, sáng tạo của ý tưởng/dự án (20 điểm)

 Tính khả thi, tính cạnh tranh của ý tưởng/dự án; sự hiểu biết về thị trường; kế hoạch mở rộng thị trường (20 điểm)

– Tính chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt trong bối cảnh Covid 19 (25 điểm)

– Thể thức trình bày, hình thức thuyết trình và phản biện (15 điểm)

– Tính hiệu quả kinh tế – xã hội và ứng dụng thực tế (20 điểm)

6. Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi:

6.1. Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải nhất, tối đa 02 giải nhì, tối đa 03 giải ba và giải khuyến khích.

6.2. Hình thức khen thưởng:

– Tiền thưởng

– Biểu trưng/cúp khởi nghiệp

– Giấy chứng nhận của Ban tổ chức cuộc thi

– Đề xuất Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Các em sinh viên BKC có thể đăng ký tham gia cuộc thi lần này, đây là một sân chơi để khẳng định tài năng và tìm ra hướng đi phù hợp trong quá trình khởi nghiệp của bản thân.

 

LIÊN KẾT NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong giáo dục đề cập đến việc ứng dụng...
Thời gian vừa qua Chuyến xe hướng nghiệp BKC đã đi đến gặp gỡ các...
Trong buổi Lễ Tốt nghiệp Cao đẳng khóa 2 niên khóa 2021 – 2024, TS....