Vững tay nghề - Giỏi chuyên môn - Sáng tâm đức

Ngành Quản trị nhà hàng – ngành học bùng nổ sau đại dịch Covid

Ngành Quản trị nhà hàng là một trong những ngành học rất được ưa chuộng và nhận được nhiều đánh giá là ngành học không bao giờ “lỗi thời”, đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngành nghề này thu hút đông đảo sinh viên theo học và “cơn sốt” nguồn nhân lực mỗi năm của ngành nghề này cũng dần tăng cao.

1. Tổng quan về ngành Quản trị Nhà hàng

Ngành Quản trị nhà hàng là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng, xét theo phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện…

Hay hiểu hiểu tổng thể thì ngành Quản trị nhà hàng là quản lý và tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả nhất bao gồm các công việc: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch. Lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và quản lý việc chế biến thực phẩm…

2. Mục tiêu đào tạo ngành Quản trị nhà hàng tại BKC

Mục tiêu trong suốt hơn 19 năm thành lập và phát triển của BKC là hướng đến chương trình đào tạo sinh viên phát triển toàn diện từ kỹ năng, năng lực và phẩm chất đạo đức để hoạt động và làm việc trong lĩnh vực du lịch nói chung và quản trị nhà hàng nói riêng.

Đồng thời, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch, quản trị nhà hàng nhằm khẳng định năng lực, kinh nghiệm của sinh viên BKC, nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

3. Ngành Quản trị nhà hàng học gì?

Theo ngành Quản trị nhà hàng tại BKC, sinh viên không chỉ được cung cấp các kiến thức chuyên ngành như quản trị dịch vụ ăn uống, kế toán thương mại – dịch vụ, phân tích du lịch, phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, dinh dưỡng học, tổ chức hội nghị, hội thảo, lập kế hoạch xây dựng chiến lược, chuyên nghiệp hóa cách phục vụ khách hàng.

Hơn thế, sinh viên BKC còn được tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng phân tích và xây dựng chiến lược, kỹ năng Tiếng Anh. Đặc biệt, sinh viên còn có thời lượng thực hành chiếm 70% tổng thời gian học và thường xuyên được đi kiến tập thực tế tại các Doanh nghiệp, công ty trong quá trình học tập tại Trường.

4. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Ngành học Quản trị nhà hàng vẫn luôn là ngành học có cơ hội xin việc dễ dàng. Trong điều kiện nhiều nhà hàng đang không ngừng phát triển thì sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ không bao giờ phải lo nỗi lo bị thất nghiệp. Sinh viên có thể làm các vị trí sau:

– Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn;

– Làm việc tại các sở ban ngành liên quan đến lĩnh vực nhà hàng, du lịch, văn hóa;

– Chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, chuỗi nhà hàng, chuỗi cafe cao cấp, trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị;

– Trở thành người quản trị nhà hàng, quản trị dịch vụ ẩm thực, quản trị các dịch vụ chăm sóc khách hàng, sales và markekting cho các nhà hàng.

– Hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour, tổ chức sự kiện, hội nghị cho đoàn khách trong và ngoài nước;

– Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ du lịch, khách sạn;

– Thăng tiến thành giám đốc điều hành, Tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự;

– Giảng dạy về các lĩnh vực Quản trị nhà hàng tại các Trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành học này.

5. Mức lương của ngành Quản trị nhà hàng:

Khi làm việc trong ngành Quản trị nhà hàng, sinh viên có thể hưởng được mức lương và thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng trở lên khi mới ra Trường, chưa tính các khoản trợ cấp, tiền tip, tiền bo từ phía khách hàng dành cho sự đón tiếp, phục vụ tận tình với bạn… Tại các vị trí cấp cao hơn như quản lý thì mức lương sẽ vượt ngưỡng 20 triệu đến vài chục triệu đồng.

6. Những tố chất cần thiết để theo học ngành Quản trị nhà hàng:

Mỗi ngành nghề đều có những đòi hỏi riêng để đảm bảo phù hợp và thích nghi được với tính chất công việc. Đối với những ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng thì tố chất đầu tiên cần có của một người nhân viên đó là phải đặt lợi ích khách hàng lên đầu tiên. Ngoài ra, sinh viên còn có một số tố chất khác như:

– Tính kiên trì, nhẫn nại, hiểu được tâm lý khách hàng.

– Biết cách giải quyết vấn đề phát sinh.

– Có kinh nghiệm và chuyên môn vững chắc.

– Khả năng giao tiếp và thành thạo ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh và một ngôn ngữ khác.

– Ham học hỏi, đam mê khám phá ẩm thực để luôn cập nhật xu hướng ẩm thực trong nước và thế giới.

 

LIÊN KẾT NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hôm nay Hội xuân Giáp Thìn & Ngày hội việc làm năm 2024 đã chính...
Chiều ngày 03/01/2024, đội bóng đá trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có...
Ngày 14/12/2023, trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn đã có 2 sinh viên xuất...