Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Nó là con đường tối ưu để sớm đưa sự nghiệp giáo dục và nền kinh tế nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực tế giảng dạy cho thấy dù giáo viên có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì chất lượng học tập cũng không thể cao. Trong điều kiện học tập ở nhà trường như nhau nhưng kết quả học tập của sinh viên khác nhau rõ rệt, điều đó phần lớn là do khả năng tự học của mỗi sinh viên. Vì vậy, cách thức rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên được đề cập trong bài bảo này sẽ góp phần vào việc
đổi mới phương pháp dạy học và năng cao chất lượng đào tạo.
Bản thân mỗi cá nhân đều tiềm ẩn một khả năng tự học, khả năng đó được tăng cường hay không là nhờ vào cách thức học tập của họ. Lối học nhồi nhét sẽ làm người học thui chột khả năng tự học, trái lại, lối học tự tìm tòi, nghiên cứu, chú trọng sự phát triển ốc tư duy, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống sẽ tăng cường khả năng tự học. Như vậy, cách học có tác dụng rõ ràng đến việc phát triển năng lực tự học. Với lối dạy – tự học, mức độ, đặc điểm hành động của người học quyết định đến hiệu quả học tập. Hiệu quả của các hành động học tập tự học cao hay thấp tùy thuộc vào kỹ năng thực hiện các hành động đó. Vì vậy việc hình thành kỹ năng trong học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy – tự học.
1. Lập kế hoạch tự học
Mỗi cá nhân khi xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toàn những bước đi thích hợp. Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, gặp đầu học đó, chưa hình dung được toàn bộ công việc mình đang và sẽ làm như thế nào. Khi xây dựng kế hoạch sinh viên cần nắm vững một số yêu cầu sau:
Xác định đầy đủ các công việc cần làm –
– Xác định yêu cầu của từng công việc
– Phân phối thời gian hợp lý cho từng công việc
– Xếp các công việc một cách hợp lý
– Nắm được yêu cầu của kế hoạch
2. Kỹ năng đọc sách và tài liệu tham khảo
Để việc đọc sách có chất lượng và hiệu quả, cần đọc theo một quy trình nhất định, nếu không chúng ta sẽ mất thời gian mà không thu được nhiều kết quả và không lưu giữ được những thông tin cần thiết. Vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện nghiêm túc và tuân theo các yêu cầu sau:
– Biết chọn đúng sách cần đọc
– Biết lập danh mục tài liệu cần đọc
– Biết chọn cách đọc phù hợp với mục đích đề ra
– Biết ghi theo phiếu tư liệu
3. Kỹ năng nghe giảng, ghi chép
Nghe giảng và ghi chép tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nghe giảng và ghi chép. Để nghe giảng bài tốt, ghi chép tốt cũng cần có kỹ năng.
Nghe giảng viên giảng bài là một trong những hoạt động cơ bản của quá trình học tập trên lớp. Một số SV nghe giảng tốt, ghi tốt giúp cho quá trình tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn, SV đó mất ít thời gian hơn trong việc học bởi làm bài sau đó. Ngược lại, có rất nhiều SV nghe giảng viên giảng nhưng không hiểu bài, không nắm bắt được thông tin bài học dẫn tới việc học tập kém hiệu quả. Như thế có thể thấy nghe giảng, ghi chép tốt không phải đơn giản, cũng cần phải có kỹ năng mới có thể nghe giảng một 10
cách hiệu quả. Có thể thấy rằng muốn ghi tốt, khi nghe giảng sinh viên cần chú ý đến những điểm sau đây:
– Tập trung nghe, hiểu vấn để rồi diễn đạt (ghi) theo ý hiểu của minh.
– Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng.
– Tập trung vào những nội dung chính, những điểm quan trọng nhất mà giảng viên thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần.
– Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà giảng viên đã giới thiệu, vì đây là lúc người thầy hệ thống hóa, so sánh, phân tích… để đi đến kết luận và rút ra cái mới.
– Khi gặp chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
– Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức, liên hệ thực tiễn và làm rõ những chỗ mà ta chưa hiểu.
4. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Khi trở thành sinh viên, chúng ta có rất nhiều cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thông qua các bài tập hay để tài trên lớp cũng như các hoạt động tình nguyện hay tham gia các CLB. Đây là cơ hội rất tốt cho sinh viên được học hỏi rèn luyện và cọ xát, tuy nhiên, để làm việc nhóm hiệu quả, sinh viên cần lưu ý:
– Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập. Chủ động và tích cực để hấp thụ được đa dạng sự truyền đạt, hướng dẫn của giảng viên.
– Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong học tập. Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý kiến thẳng thắn của nhóm trưởng và các thành viên tích cực ở trong nhóm.
– Mọi thành viên trong nhóm cần phải có sự tôn trọng khi ai đó trình bày quan điểm, ý kiến của riêng mình. Giữa các thành viên với nhau nên có sự động viên khen ngợi, kể cả các bạn đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi để khích lệ động viên.
Nguyễn Thị Huệ
Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển giáo dục QTV