Vững tay nghề - Giỏi chuyên môn - Sáng tâm đức

Ổn định đang dần giết chết giấc mơ của các con!

Ổn định là học Đại học?

Ở nước ta, tư tưởng phải vào học một ngôi trường Đại Học danh giá. Kiếm một công việc ổn định và những ưu tiên ấy đã giết chết rất nhiều ước mơ hoài bão. Bước quan trọng của một đời người là chọn lấy một con đường, một cái nghề để sống với nó. Liệu rằng con đường đó, bước chân đó có thực sự là con đường mà ta muốn đi và bước chân mà ta muốn bước.

Chuyện của bạn tôi

Tôi còn nhớ thời đi học cấp 3, tôi có thằng bạn trong xóm học cùng trường. Nó là thằng học yếu kém, bị đúp lớp một năm. Nó thì chẳng hứng thú việc học hành nhưng bố mẹ cứ bắt nó phải đi học để còn nên người. Bắt phải thi đỗ vào trường A, B,C…Hàng xóm thì đều cho là nó có vấn đề. Kiểu “thần kinh rung rinh” nên mới không học được.

Trong khi chúng tôi mải miết, đâm lao thì phải đành theo lao ôn thi Đại Học ngày đêm. Ngược lại, nó chẳng ôn tập, học hành gì? Rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp, vào Đại học. Còn nó học một trường Trung cấp Nghề ngành Kỹ thuật chế biến món ăn. Lúc đó tôi vẫn học hành ngon nghẻ hơn nó nên nghĩ rằng: Cuộc đời thằng này thôi thế là xong rồi, thế là and game nhé…

Rồi bẵng đi một thời gian tôi thấy nó mở một quán ăn nhỏ. Lần họp lớp tiếp theo, tôi thấy nó mở nguyên một nhà hàng rồi còn mời cả lớp vào liên hoan tại nhà hàng của nó. Từ một thằng suốt ngày bị gắn cái mác học dốt, là ngu ngơ là khờ khạo bây giờ lại ra dáng một ông chủ, luôn vui vẻ, tươi cười nói chuyện giao lưu với mọi người. Trong khi ấy, tôi vẫn còn đang loay hoay với đề cương, khóa luận để năm cuối còn ra được trường chứ nói gì đến việc ổn định cuộc sống.

Thế nào là một nghề nghiệp được cho là “ổn định?

Tôi cũng tự hỏi rất nhiều rằng đối với chúng ta thế nào là một nghề nghiệp được cho là “ổn định?” Rằng thế nào là một cuộc sống hạnh phúc. Phải chăng công việc ổn định là những việc như kế toán ngân hàng, bác sĩ hay giáo viên…Rằng vào Đại học tương lai mới rộng mở? Cuộc sống hạnh phúc là phải kiếm được nhiều tiền, có nhà, có xe…Ai cũng muốn lao động trí óc thì ai sẽ là người lao động chân tay?

Quan niệm cha truyền con nối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó như ăn sâu vào tiềm thức vào trong tư tưởng của các bậc phụ huynh. Thời đại bây giờ, tuy tư tưởng có hiện đại và thoáng hơn nhiều nhưng đa số cha mẹ vẫn luôn định hướng và áp đặt cho con cái phải theo những nghề mà họ cho là đúng. Kiểu như bố đang làm ngân hàng rồi học đi rồi sau này bố ra thì xin vào đấy làm. Hay kiểu mấy nghề này đang Hot này, bắt kịp thời đại thì sau này còn được trọng dụng…

Nói chung nghề gì thì nghề cũng phải làm cho nở mày nở mặt với hàng xóm, họ hàng. Còn nói về mấy ngành nghề có hơi hướng nghệ thuật thì dẹp ngay, câu chuyện phù phiếm. Ngành nghề không ổn định, mơ mộng và thiếu thực tế.

Hãy để con mình cho chúng tự bước đi

Thế nhưng nào ai có hiểu, đa phần những đứa trẻ đều yêu thích tự do và khám phá. Bị áp đặt một con đường sống hay một cái nghề ổn định chính là cái lồng chật hẹp, ngột ngạt bóp nghẹt sự phát triển, sáng tạo của chúng.

Thôi thì các bậc phụ huynh như chúng ta. Cách tốt nhất là hãy để những đứa trẻ của mình tự bước đi. Dù con đường đó có mơ hồ với chúng hay chính chúng ta thì chúng vẫn sẽ tự bước, tự xoay sở thậm chí là tự mình vấp ngã…Chúng sẽ tự biết cách đứng dậy. Hiểu được những giá trị thật sự của một giấc mơ chính đáng. Có như vậy con của chúng ta mới lớn khôn, mới hiểu được những giá trị của cuộc sống qua chính trải nghiệm của mình.

Bạn có dũng cảm chọn lối đi không có dấu chân người?

Đơn giản thôi, chúng ta chỉ là những người tiếp thêm động lực. Chắp cánh cho những mơ ước đó thành hiện thực. Ủng hộ con của mình khi chúng tìm thấy được niềm đam mê. Đừng bao giờ biến ước mơ, nguyện vọng của ta thành ước mơ của các con. Để chúng được mơ ước, được sống hết mình thay vì tồn tại.

Tất cả những bạn trẻ đang có tâm hồn khác so với “ổn định”. Nếu bạn đang sống hết mình, lương thiện và tử tế với giấc mơ chính đáng đó thì sao phải sợ ai ngăn cản? Sao phải sợ những lời lẽ bàn tán, sợ những chỉ trích…Cứ bay đi, được bay trên đôi cánh của chính mình, say lửa nghề với giấc mơ của chính chúng ta! Hay như Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người.” Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường? Hay chọn lối đi không có dấu chân người?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LIÊN KẾT NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong giáo dục đề cập đến việc ứng dụng...
Thời gian vừa qua Chuyến xe hướng nghiệp BKC đã đi đến gặp gỡ các...
Trong buổi Lễ Tốt nghiệp Cao đẳng khóa 2 niên khóa 2021 – 2024, TS....