Vững tay nghề - Giỏi chuyên môn - Sáng tâm đức

Thương mại điện tử – Ngành học triển vọng trong Trường nghề

Trong xu thế toàn cầu hóa, Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đồng thời, thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và được nhận định sẽ “tăng tốc” trong những năm tới. Đó chính là lý do vì sao ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học ngành Thương mại điện tử.

1. Thương mại điện tử là ngành gì?

Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi và thanh toán trực tuyến. Một trong số các công ty đại diện cho sự thành công trong lĩnh vực Thương mại điện tử như Amazon, Alibaba đến Tiki, Shopee, Lazada,…

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid diễn biến phức tạp trên hầu hết các nước trên Thế giới thì phần lớn các ngành nghề bị đình trệ thì ngành Thương mại điện tử liên tục bứt phá và cho thấy nhiều tiềm năng vô hạn trong tương lai.

Vì thế, Thương mại điện tử chắn chắn là ngành học “hot” trong tương lai và nhu cầu nguồn nhân lực ở lĩnh vực này được đánh giá sẽ nằm trong danh sách những ngành nghề được các Doanh nghiệp, công ty săn đón liên tục.

2. Sự hấp dẫn của ngành Thương mại điện tử

Theo kết quả Tuyển sinh năm 2021, ngành Thương mại điện tử tại Trường Cao Đẳng Bách Khoa Sài Gòn mới được thành lập vào năm 2020 nhưng đến năm học này (2021 – 2022) đã là một trong những ngành “hot” thu hút rất đông sinh viên.

Nguyên nhân ngành này thu hút đông sinh viên vì nhu cầu nhân lực hiện nay rất lớn, dễ kiếm việc làm khi ra Trường. Chính vì “khát” nhân sự nên thu nhập của nghề này đang ở mức khá so với các ngành khác, người làm nghề này còn có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh…

3. Điều gì khiến Trường nghề thu hút sinh viên

Nhiều sinh viên lựa chọn ngành nghề này thường theo học tại các Trường nghề. Bởi lẽ, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức liên quan đến những vấn đề sau: Định hướng, tổ chức hoạt động kinh doanh trên các nền tảng MXH, khai thác thông tin, mở rộng thị trường kinh doanh, nghiệp vụ kinh doanh trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, phát triển và xây dựng nội dung kinh doanh trên nền tảng Facebook, Google, Youtube, phân tích và xây dựng chiến lược thương mại điện tử.

Đặc biệt, sinh viên BKC còn có thời lượng thực hành đến 70% nhằm tiếp cận trực tiếp với ngành nghề, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp từ sớm và tham gia các kỳ kiến tập tại các Doanh nghiệp theo chương trình đào tạo của Trường. Từ đó, sinh viên có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, tìm ra được điểm mạnh của bản thân.

Không chỉ thế, cam kết có việc cho sinh viên sau khi ra Trường cũng là một trong những điều thu hút nhiều sinh viên. Bởi lẽ,chương trình đào tạo theo nhu cầu thị yếu của Doanh nghiệp về nguồn nhân lực có kinh nghiệm tay nghề lẫn kiến thức chuyên môn. Nguồn nhân lực “hội tụ” tất cả các yếu tố để có cơ hội rộng mở con đường sự nghiệp.

4. Nhiều vị trí làm việc khi ra Trường

Đây là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khác như: kinh doanh, vận chuyển, công nghệ thông tin,… Do đó, chương trình đào tạo ngành này chú trọng nhiều về kỹ năng thực hành bám sát thực tế Doanh nghiệp, rất phù hợp với đặc thù đào tạo của các Trường nghề.

Sau khi ra Trường, sinh viên có thể làm việc ở rất nhiều vị trí như nhân viên kinh doanh, chuyên viên marketing, chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, Doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin, tư vấn viên cho các công ty tư vấn, giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.

5. Cơ hội khởi nghiệp rộng mở

Với thị trường ngày càng mở rộng, khởi nghiệp từ thương mại điện tử tại Việt Nam giờ đây ngày càng có nhiều cơ hội thành công hơn.

Sinh viên ra trường cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh về các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực Thương mại điện tử như công ty dịch vụ cung cấp hàng hóa hay trung gian vận chuyển, mua bán trên các sàn điện tử,…

Một trong những điều kiện đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp chính là vốn đầu tư và kiến thức chuyên môn. Sinh viên mới ra Trường có thể làm việc trong các công ty, Doanh nghiệp trong một thời gian để tích lũy thêm kiến thức chuyên môn, vốn. Sau đó, vận dụng những kinh nghiệm trong quá trình trước và sau khi ra Trường để bắt đầu hành trình khởi nghiệp của bản thân.

 

 

 

LIÊN KẾT NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) trong giáo dục đề cập đến việc ứng dụng...
Thời gian vừa qua Chuyến xe hướng nghiệp BKC đã đi đến gặp gỡ các...
Trong buổi Lễ Tốt nghiệp Cao đẳng khóa 2 niên khóa 2021 – 2024, TS....